Tin tức xây dựng

Theo dõi trang để được cập nhật những tin tức mới nhất về ngành xây dựng.

Phần mềm xây dựng

Chia sẽ đến các bạn những phần mềm liên quan đến ngành xây dựng như: Autocad Revit Sketchup Project...

Tài liệu chuyên ngành

Chia sẽ đến các kỹ sư, sinh viên những tài liệu chuyên ngành phục vụ công việc và nghiên cứu.

Các bản vẽ công trình

Chia sẽ các bạn những bản vẽ công trình như: công trình thủy, công trình dân dụng, công trình cầu đường...

Các bảng tính Excel

Chia sẽ đến các bạn những bảng tính toán excel chuyên ngành như: tính toán móng cọc cột dầm sàn...

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Nền Và Móng - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Nen va mong - Dai Hoc Bach Khoa Da Nang

Nền Và Móng Các Công Trình DD Và CN - Nguyễn Văn Quảng

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Nen mong cac cong trinh DD va CN - Nguyen Van Quang


Hướng Dẫn Thiết Kế Nền Móng - Nguyễn Bá Kế

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Huong dan thiet ke nen mong - Nguyen Ba Ke

Nền Móng Nhà Cao Tầng - Nguyễn Văn Quảng

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Nen mong nha cao tang - Nguyen Van Quang


Móng cọc phân tích và thiết kế - Vũ Công Ngữ

Một cách tính toán móng đài ba cọc - Phan Dũng

Nguồn: sưu tầm
Link tải: Mot cach tinh toan mong dai ba coc - Phan Dung

Giáo Trình Nền Móng - Lê Anh Hoàng

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Giáo Trình Nền Móng - Lê Anh Hoàng

Nền Móng - Châu Ngọc Ẩn

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Nen mong - Chau Ngoc An


Các vấn đề về nền móng

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Kết cấu bê tông cốt thép Tập 3-Võ Bá Tầm

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Kết cấu BTCT Tập 3-Võ Bá Tầm


Kết cấu bê tông cốt thép Tập 2- Võ Bá Tầm

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Kết cấu BTCT Tập 2-Võ Bá Tầm


Kết cấu bê tông cốt thép Tập 1 - Võ Bá Tầm

Nguồn: Sưu tầm
Link tải: Kết cấu BTCT Tập 1-Võ Bá Tầm


Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép Tập 2 - GS Nguyễn Đình Cống

Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép tập 2 của GS Nguyễn Đình Cống trình bày việc tính toán các cấu kiện chịu nén, kéo, xoắn, chịu lực cục bộ và tính toán về nứt, biến dạng.
Link tải: Tính toán thực hành CK BTCT Tập 2


Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép Tập 1 - GS Nguyễn Đình Cống

Tính toán thực hành cấu kiện bê tông cốt thép tập 1 của GS Nguyễn Đình Cống trình bày việc tính toán các cấu kiện chịu moment uốn và lực cắt.
Link tải: Tính toán thực hành CK BTCT Tập 1


Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Sàn Sườn BTCT Toàn Khối - GS Nguyễn Đình Cống


Sàn sườn BTCT toàn khối của GS Nguyễn Đình Cống dùng cho sinh viên để học tập nghiên cứu và nó cũng được dùng cho các kỹ sư trong việc thiết kế và thi công kết cấu sàn sườn bêtông cốt thép toàn khối.
Link tải: Sàn Sườn BTCT Toàn Khối - GS Nguyễn Đình Cống

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Phần mềm thống kê cốt thép TIP 3.5

Phần mềm thống kê cốt thép TIP 3.5 hỗ trợ cho kỹ sư thống kê các loại thép sử dụng trong công trình xây dựng. Đồng thời, tự động phân loại theo chủng loại, giúp quản lý thuận tiện hơn.
Link tải: Phần mềm thống kê thép TIP 3.5
Giao diện chính của phần mềm

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

PHẦN MỀM BETTERWMF CHUYỂN TỪ AUTOCAD SANG WORD

Phần mềm BetterWMF giúp cho quá trình chèn hình vẽ từ AutoCAD vào 1 tài liệu nào đó, ví dụ MS-office,...
Link tải: Phầm mềm chuyển Cad sang Word
Giao diện chính của phần mềm BetterWMF


Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT DỆT VÀ KHÔNG DỆT

Phương pháp thi công vải địa kỹ thuật cần phải tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế với vải địa kỹ thuật như thế nào? Với những ứng dụng mà vải địa ký thuật có những chức năng chính là phân cách. Tiểu biểu như các loại đường, có và không có tầng mặt cấp cao. Với các đê đập cao khi mà các chức năng chính là gia cường và phân cách thì vải địa kỹ thuật cần phải có cường độ chịu kéo đủ cao. Thêm nữa, vải phải chịu được ứng suất thi công đồng thời phải bảo đảm tính chất tiêu thoát và lọc ngược tốt.

 Để có khả năng phân cách hiệu quả, vải địa kĩ thuật phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công như bị thủng bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng, hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Với trường hợp sau, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quá trình thi công. Để ngăng ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng sau.

 + Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
+ Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.
+ Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.

 Thi công và nghiệm thu vải địa kỹ thuật 

 + Thi Công 

 – Bảo quản vải: Trong thời gian lưu kho ngoài công trường, các cuộn vải phải được bao gói và để cao khỏi nền đất ẩm ướt và có biện pháp che đậy phù hợp để ngăn ngừa những hư hỏng do các tác động tại công trường, do bức xạ tia cực tím, do các hóa chất, lửa hoặc do bất cứ điều kiện môi trường nào khác có thể làm ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải.

 – Công tác trải vải: Mặt bằng trước khi trải vải cần phải được phát quang và dọn sạch gốc cây, bóc bỏ hữu cơ và các vật liệu không phù hợp khác, đào đắp đến cao độ thiết kế. Khi sử dụng vải với mục đích ngăn cách nên trải theo chiều cuộn của vải trùng với hướng di chuyển chính của thiết bị thi công. Khi sử dụng vải với mục đích gia cường phải trải theo chiều cuộn của vải có hướng thẳng góc với tim đường.
 Các nếp nhăn và nếp gấp phải được kéo thẳng, nếu cần phải dùng bao cát hoặc ghim sắt (hoặc cọc gỗ) để cố định các mép vải nhằm bảo đảm các tấm vải không bị nhăn hoặc dịch chuyển trong quá trình trải vải và đắp đất trên mặt vải.
Trước khi đắp đất phải kiểm tra và nghiệm thu công tác trải vải, nếu vải bị hư hỏng và tùy theo sự chấp thuận của tư vấn giám sát, có thể sửa chữa bằng cách thay thế hoặc trải thêm một lớp vải trên chỗ bị hư hỏng với chiều rộng phủ ra ngoài phạm vi hư hỏng không nhỏ hơn chiều rộng chồng mí.
Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì thời gian tối đa kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ kín mặt vải không được quá 7 ngày. Không cho phép thiết bị thi công đi lại trực tiếp trên mặt vải.
Nếu không có quy định cụ thể trong đồ án thiết kế, thì chiều dày lớp đắp đầu tiên trên mặt vải không nên nhỏ hơn 300 mm. Cần phải lựa chọn trọng lượng của thiết bị thi công phù hợp với điều kiện thực tế của đất nền sao cho vết hằn bánh xe trên lớp đắp đầu tiên không lớn hơn 75 mm để giảm thiểu sự xáo động hoặc phá hoại của nền đất yếu bên dưới.
Lớp đắp đầu tiên trên mặt vải phải được đầm sơ bộ bằng bánh xích (của máy ủi) sau đó đầm bằng lu rung cho đến khi đạt được hệ số đầm chặt yêu cầu. Hệ số đầm chặt của lớp đầm đầu tiên trên nền đất yếu nên được lấy nhỏ hơn so với hệ số đầm chặt của các lớp bên trên khoảng 5 %.

 – Nối vải: Khi sử dụng vải phân cách và lọc thoát nước, tùy theo điều kiện thi công và đặc điểm của đất nền, các tấm vải có thể được nối may hoặc nối chồng mí như sau:
 * Nối chồng mí: chiều rộng chồng mí tối thiểu theo mép biên cuộn vải và giữa các đầu cuộn vải phải được lựa chọn theo điều kiện của đất nền tại Bảng 5.
 * Nối may:
– Chỉ may phải là sợi tổng hợp loại polypropylene, polyamide hoặc polyester như yêu cầu tại 4.3.
– Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) phải lớn hơn hoặc bằng 50 % cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM D 4595).
– Khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
– Đường may phải nằm ở mặt trên để có thể quan sát và kiểm tra chất lượng đường may sau khi trải vải. Khoảng cách mũi chỉ từ 7 mm đến 10 mm. Khi sử dụng vải làm lớp phân cách trong trường hợp thi công cắm bấc thấm, giếng cát, cọc cát phải may nối. Cường độ kéo mối nối (thử nghiệm theo ASTM D 4884) không nhỏ hơn 70% cường độ kéo vải (thử nghiệm theo ASTM 4595). Khi sử dụng vải gia cường phải may nối. Cường độ kéo mối nối không nhỏ hơn 50% cường độ kéo vải đối với chiều khổ vải và không nhỏ hơn 70 % đối với chiều cuộn vải, thử nghiệm theo ASTM D 4595.
 + Kiểm Tra Và Nghiệm Thu
 – Kiểm tra trước khi trải vải
 * Trước khi trải vải phải kiểm tra mặt bằng thi công, thiết bị thi công và vật liệu vải:
– Kiểm tra và nghiệm thu kích thước hình học và cao độ của nền trước khi trải vải theo hồ sơ thiết kế.
– Kiểm tra chứng chỉ chất lượng do nhà sản xuất công bố trong đó nêu rõ tên nhà sản xuất, tên sản phẩm, chủng loại, thành phần cấu tạo của sợi vải và các thông tin cần thiết liên quan đến quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.
– Thí nghiệm kiểm tra các đặc trưng kỹ thuật yêu cầu của vải với số lượng không ít hơn 1 mẫu thử nghiệm cho 10.000 m2 vải. Khi thay đổi lô hàng đưa đến công trường phải thí nghiệm một mẫu quy định tại 4.1. Quy trình lấy mẫu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn.
– Kiểm tra chỉ may, máy may nối, thí nghiệm kiểm tra cường độ kéo mối nối và lưu giữ mối nối mẫu để so sánh kiểm tra trong quá trình trải vải.
* Trong quá trình trải vải, cần phải kiểm tra: 
– Phạm vi trải vải đúng theo đồ án thiết kế.
– Chất lượng các mối nối bao gồm chiều rộng chồng mí, khoảng cách từ đường may đến mép vải, khoảng cách và sự đồng đều giữa các mũi kim so với mối nối mẫu.
– Chất lượng công tác trải vải bao gồm các nếp gấp, nếp nhăn, trong trường hợp có các lỗ thủng hoặc hư hỏng trên mặt vải cần phải có giải pháp khắc phục.
* Kiểm tra sau khi trải vải
– Kiểm tra công tác trải vải trước khi đắp.
– Thời gian tối đa cho phép kể từ khi trải vải cho đến khi đắp phủ trên mặt vải.
– Chiều dày tối thiểu của lớp đắp đầu tiên trên mặt vải.
* Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải:
 – Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công.
– Chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý dự án
* Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu 
– Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
– Kiểm tra các yếu tố hình học theo hồ sơ thiết kế.
– Kết quả kiểm tra các nội dung chưa đạt yêu cầu theo hồ sơ thiết kế, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.

QUY TRÌNH BIỆN PHÁP THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG


1. Khảo sát trắc địa công trình thi công ép bê tông


Áp dụng công nghệ thăm dò trắc địa tiên tiến công trình thi công xây dựng trước khi bắt đầu ép cọc BT cốt thép, để đưa ra những phương án chính xác xem kích thước công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật xem có còn thiếu sót những gì không. Công tác trắc địa phải tuẩn thủ theo tiêu chuẩn TCVN 3972-85. Sau khi hoàn thành trắc địa và nhận bàn giao công trình bàn giao công trình ép cọc cốt thép về mặt bằng với Khách. Công ty chúng tôi sẽ bám sát vào bản vẽ để định vị cọc BT cốt thép để chuẩn bị sang bước thứ 2 là thi công ép cọc BT cốt thép

2. Phương pháp chuẩn bị thi công xây dựng ép cọc BT cốt thép


a. Chuẩn bị diện tích để thi công ép cọc BT cốt thép
+ Nơi xếp CBTCT không ở trong nơi thi công ép CBTCT, khu vực đưa CBTCT ra chỗ máy Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép không lồi lõm
+ Cọc BT cốt thép phải ký hiệu sẵn đường tâm và không lấy những cọc bê tông cốt thép không đảm bảo yêu cầu chất lượng cho công trình
+ Chuẩn bị bản report thông số yêu cầu kỹ thuật trong quá trình khảo sát công trình
+ Định vị và giác móng công trình ép cọc
b. Thiết bị thi công xây dựng ép bê tông cốt thép
* Máy móc ép cọc bê tông:
Máy ép CBTCT phải đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn của máy để làm sao cho công trình lúc thi công đạt công suất tốt nhất, kiếm tra máy móc ép CBTCT đủ tiêu chuẩn sau đây:
+ Lực máy Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép lớn nhất không bé hơn 1.4 lần lực máy ép cọc cốt thép lớn nhất (Pep)max ảnh hưởng lên đỉnh cọc bê tông cốt thép do kỹ thuật quy đinh
+ Lực máy ép bê tông phải đảm bảo tác động đúng dọc trục cọc bê tông khi ép đỉnh cọc bê tông hoặc tác dụng đều trên các mặt bên CBTCT khi ép ôm.
+ Bắt đầu ép CBTCT không ảnh hưởng ra lực ngang tác động vào cọc cốt thép
+ Hoạt động của pittông của máy Quy trình thi công ép cọc bê tông kích hoặc tời cá phải đều và khống chế được tốc độ ép cọc BT cốt thép.
+ Thiết bị ép cọc BT cốt thép phải có khóa giữ lúc cho máy dừng hoạt động
+ Thiết bị ép cọc BT cốt thép phải đảm bảo những tiêu chuẩn trong lao động
* Lựa chọn máy ép cọc
– Cọc cốt thép có tiết diện là: 30 x 30 (cm) chiều dài mỗi đoạn cọc 8.0 (m).
– Lực chịu tải của cọc : P = 49,34 (KN) = 49,34 (tấn)
– Để đảm bảo cọc bê tông được ép xuống đến độ sâu trong bản thiết kế, lực nén của máy phải thoả m•n điều kiện: Pép min > 1.5 ? 49,34 = 74,01 (tấn).
– Ta chọn máy ép Neo, ép tải có lực ép max là: Pép = 150 (T|Tấn).
– Trọng lượng đối trọng của mỗi bên máy ép CBTCT: Pép > Pép min/ 2 = 74,01/ 2 = 37,05 (T).
2.2. Công tác chuẩn bị thi công ép CBTCT:
– Ta chuẩn bị dọn dẹp và san bằng bề mặt công trình thi công xây dựng ép cọc cốt thép
– Trong quá trình vận chuyển cọc cốt thép chúng ta cần lưu ý tránh xảy ra những tình trạng xấu nhất CBTCT bị hư hại trong quá trình vận chuyển
2.3. Quy trình thi công biện pháp Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép
a.Chuẩn bị ép bê tông:
– Xem cho chính xác vị trí các cọc bê tông cần ép qua phương pháp định vị và giác móng.
– Nếu có hiện tượng sụt lún thì ta dùng gỗ chèn xuống chân máy Quy trình thi công ép cọc bê tông để đảm bảo máy vững chắc trong quá trình thi công ép bê tông cốt thép
– Cẩu lắp khung của máy ép neo ép tải đế vào đúng vị trí thiết kế.
– Cẩu lắp giá ép của máy ép thủy lực vào khung đế, định vị chuẩn xác và điều chỉnh cho giá ép CBTCT thẳng đứng.
b. Quy trình thi công xây dựng Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép:
Bước 1: Ta dùng máy cẩu cọc vào giá ép cọc làm sao cho cọc không bị nghiêng vuông góc với bề mặt sau đó chúng ta gắn chặt đầu trên cọc bê tông cốt thép và thanh định hướng khung máy Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép. Trong giây đầu tiên khi tiến hành ép bê tông ta cho máy thủy lực ép đồng đều làm sao cho cọc bê tông với chuyển động không lớn hơn 1cm/s. Để ý khi phát hiện máy Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép bị nghiêng thì dừng lại để điều chỉnh
Bước 2: Chúng ta tiến hành ép đến độ sâu như trong bản thiết kế lúc này xong cọc 1 bước tiếp theo phải thêm cọc 2. Khi cho thêm cọc 2 chúng ta cần lưu ý căn chỉnh cọc 2 làm sao cho đường trục của cọc 2 trùng với trục kích và đường trục cọc 1. Sau khi cho cọc 2 vào chúng ta nên kiếm tra xem cọc 2 đã thẳng chưa. Bắt đầu tiến hành ép cọc 2. Lúc này chúng ta bắt đầu ép cọc 2 tốc độ ép CBTCT chuyển động đều với vận tốc <2 2 cm/s . Do CBTCT gồm nhiều đoạn nên khi ép xong mỗi đoạn cọc cốt thép phải tiến hành nối cọc bằng cách nâng khung di động của giá ép bê tông lên cẩu dựng đoạn kế tiếp vào giá ép cọc cốt thép.
Bước 3: Sau khi máy ép Thủy lực ép xong đoạn cọc 1, tiếp theo trượt hệ giá ép cọc BT cốt thép trên khung đến vị trí yêu cầu tiếp theo để tiếp tục ép.Trong quá trình ép cọc BT cốt thép trên móng thứ nhất, dùng máy cẩu trục của dàn ép bê tông cốt thép thứ 2 vào vị trí theo yêu cầu thiết kế hố móng thứ 2
Cọc bê tông cốt thép được chấp thuận là ép xong thỏa mãn m*m điều kiện sau đây:
+ Chiều dài cọc cốt thép được máy Quy trình thi công ép cọc bê tông ép thi công sâu xuống đất không vượt quá độ dài Min máy ép thủy lực theo quy định.
+ Trọng lượng máy nén ép tại thời điểm cuối cùng có chiều sâu xuyên không nhỏ hơn ba lần đường kính cọc cốt thép. Trong lúc đó vận tốc ép xuống phải không quá 1 cm/s.
c. Sai số cho phép trong thi công xây dựng ép CBTCT:
Vị trí cao đáy đài đầu cọc không được sai quá 75mm so với vị trí thiết kế, độ lệch của cọc bê tông không lướn hơn 1phần trăm .
d. Yêu cầu báo cáo lý lịch ép cọc cốt thép ghi chép đầy đủ nội dung dưới đây:
+ Thời gian đúc CBTCT
+ Số hiệu cọc bê tông cốt thép, vị trí và size cọc bê tông .
+ Chiều sâu ép bê tông, số đốt cọc cốt thép và mối nối cọc BT cốt thép
+ Thiết bị máy ép neo ép tải
+ Những thắc mắc còn thiếu Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép theo bản thiết kế, những sai số về vị trí và độ lệch trong tiến hành thi công ép cọc.
+ Tên Leader giám sát tiến hành thi công ép cọc BT cốt thép